Không gian nhà ở có mức độ ảnh hưởng nhất định đến tâm lý con người, đồng thời mang yếu tố phong thủy. Nguyên tắc bài trí không gian sống của gia đình luôn cần hơn ở nghệ thuật thiết kế và sự tinh nhạy của góc nhìn mở rộng. Nếu bạn sở hữu không gian rộng hay hẹp thì cũng cần sự bố trí phối hợp đồ dùng một cách tỉ mỉ theo những nguyên tắc nhất định để không gian trở nên thích hợp, tiện ích.
1. Bài trí theo phong thủy "hút" tài lộc vào nhà
Theo văn hóa phương đông, nghệ thuật sắp xếp đồ dùng hợp lý với ý nghĩa cân bằng khí vượng, điều chỉnh năng lượng trong nhà luôn là ý niệm đã ngấm sâu vào ý thức của mọi người. Nhưng cách thức nào để hoàn thiện tối ưu không gian nhà ở đẹp mắt, phối trí khoa học và mang lại may mắn cho gia đình?
- Nguyên tắc sắp xếp đồ đạc logic: Nhằm mục đích để đồ đạc để trong nhà không vô tình trở thành "vật cản" may mắn hút khí vượng của gia đình, tạo điều kiện tốt nhất để "khí" lưu thông trong nhà. Các đồ vật, đồ nội thất nên được đặt đúng hướng và kê cao trên sàn để nguồn năng lượng tốt dễ dàng luân chuyển.
- Bàn ghế trong phòng khách, bàn ăn gia đình là hai vật đại diện cho gia chủ thể hiện khí chất, phản ánh sự sung túc. Đối với bàn ghế trong phòng khách nên được đặt ở vị trí đối diện cửa chính, tiện tầm mắt hướng ra không gian rộng bên ngoài. Bàn ghế nên có cấu thức đơn giản, không góc cạnh và không để quá nhiều đồ vật linh tinh không liên quan trên bàn tránh sự bừa bộn. Còn bàn ghế ở phòng ăn, phản ánh giá trị tinh thần, phồn thực của gia chủ nên tránh để các đồ vật không cần thiết trên bàn, bàn ghé bám bụi,...thì sẽ ảnh hưởng đến tài chính của bạn. Bàn ăn nên có dạng tròn hoặc dầu dục, phù hợp với không gian diện tích phòng, chân bàn vững trải không khập khiễng.
- Phòng khách gia đình là nơi được xem là "trái tim" của căn nhà, mọi sự bố trí sắp xếp cẩn thận chu toàn đều nên nhấn mạnh vào nó. Không gian phòng khách nên được bài trí tiện nghi thông thoáng, vật dụng và nội thất đơn giản bền vững về chất liệu gỗ. Có thể trồng các loại cây phong thủy tốt trong phòng thu hút khí vượng như: cây kim ngân, cây tre,...hoặc loại cây phát triển khỏe mạnh. Các đồ dùng nặng, đồ vật có kích thước lớn nên được đặt ở góc phòng nhưng không quá sát, không nên hoặc hạn chế tối đa đặt đồ đối diện với bức tường rộng.
- Trong nhà nên có các biểu tượng phong thủy rõ nét như: hồ cá, đá thạch anh vàng hoặc vàng anh, đồng xu, con tàu và tượng phật. Cũng nên treo các bức tranh phong thủy, gợi mở sự tài lộc, nội dung tranh gắn với "mệnh" phong thủy của gia chủ.
2. Nguyên tắc cơ bản của việc bài trí đồ dùng
- Đảm bảo không gian có sự mở rộng thoải mái di chuyển: Quy tắc thiết kế thuận tiện làm sao khi đi lại mọi người đều cảm thấy có sự dễ dàng. Nhất là đối với các phòng có sự tập trung của nhiều người như phòng khách và nhà bếp, không gian cần có sự gợi mở thoáng hơn. Khi thực hiện thiết kế, cần xem xét đồ dùng gia đình và kích thước thực tế của căn phòng sau đó vẽ mặt cắt đúng tỷ lệ 1:50.
- Đảm bảo sự mở rộng tối đa của không gian: Tầm nhìn của căn nhà có vị trí ưu tiên hàng đầu khi đề cập đến sự bài trí khoa học, tránh bị che khuất. Căn nhà nên thiết kế các khung cửa hướng ngoại tạo cảm giác mở rộng, nhất là đối với những ngôi nhà không gian hẹp có thể bố trí các gương chiếu đối diện khiến nó có cảm giác sâu hơn. Đối với việc bố trí đồ dùng, đồ đạc trong nhà nên giới hạn ở mức 40%, tức chiếm 1/3 diện tích sàn nhà.
- Đảm bảo sự thống nhất đồ dùng: Đầu tiên nhất là ở màu sắc, sự phối hợp hài hòa và tương quan màu sắc giữa các vật dụng, đồ dùng tạo điểm nhấn quan trọng cho bố cục tổng thể. Nếu trong phòng khách có các đồ dùng đơn độc khách nhau, nên cẩn thận kê và giữ chúng ở mức độ chiều cao ổn định tương đối ngang bằng nhau.
- Bố trí vị trí tiêu điểm trong căn nhà: Một ngôi nhà đảm bảo có tính cuốn hút cao khi được sắp xếp bố trí một vị trí trọng điểm, thu hút thị giác. Do đó, sự bài trí thông minh dựa trên đánh giá của thị giác luôn tạo ra điểm cân bằng. Nếu trong phòng có hai trọng điểm thì phải làm nổi bật nơi rộng rãi hơn và gây sự chú ý hơn.
- Mua đồ dùng có thể di động hoặc đa chức năng: Có thể lựa chọn các loại đò dùng thuận tiện cho việc di chuyển, dễ thích ứng với việc thay đổi đồng thời tạo nên sự linh hoạt cho căn phòng. Chính vì vậy, khi mua các vật dụng, đồ dùng nội - ngoại thất trong căn nhà bạn cần thống nhất phong cách như vậy sẽ không tạo sự lộn xộn bất đắc dĩ.
3. Sự phối hợp tinh vi
- Phối hợp chênh lệch to - nhỏ: Quy tắc bố trí đồ dùng trong nhà là sự kết hợp hài hòa giữa đồ dùng to và đồ dùng nhỏ đúng cạnh nhau, nhưng chú ý đến tỉ lệ cân đối tương quan. Tổ hợp đồ lớn có thể đạt được sự hài hòa khi kết hợp với đồ vật nhỏ khác khi 2 chiếc ghế nhỏ và 1 chiếc bàn trà có thể phối hợp với 1 chiếc sofa lớn.
- Tránh xếp đặt quá nhiều đồ dùng gia đình trong cùng 1 không gian. Chỉ sử dụng số lượng phù hợp, xếp đặt có thư tự mới khiến cho căn phòng trông đẹp hơn. Nếu có 1 đồ dùng nào đó phá vỡ sự hài hòa cảu căn phòng thì bạn nên dứt khoát chuyển nó đến phòng khác, cho vào nhà kho hoặc vứt bỏ đi.
Là một vấn đề rất quan trọng cho đời sống vật chất cũng như tinh thần của mọi gia đình, một không gian nhà ở có sự bài trí hoàn hảo tạo cho chúng ta lợi thế nhiều hơn khi có sự đầu tư hiệu quả. Do đó, khi bạn là một người thông minh và biết quan tâm đến đời sống gia đình thì bạn nên chú ý đến cách bài trí đồ dùng khoa học và hợp lí này.
Tin liên quan
- Kinh nghiệm mua bán nhà phố khu trung tâm
- Bí kíp đăng tin rao vặt hấp dẫn đạt hiệu quả tốt nhất
- Cách mua hàng điện tử - điện máy uy tín qua các trang rao vặt
- 4 Kinh nghiệm chơi xe mô tô phân khối cực hữu ích cho lính mới
- Những điều mà người mua xe Ô tô cũ cần "giắt túi"
- Cách sở hữu nhà đất linh hoạt với số vốn trên 1 tỷ đồng
- Đặt mua máy cao tần giá cả ổn định nhất thị trường ở đâu?
- Mẹo săn đồ Sale "cực chất" lại không lạm vào ngân quỹ của bạn